Máy giặt cửa trước đang ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng giặt sạch mạnh mẽ và tiết kiệm điện nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy đúng cách để tối ưu hiệu suất và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Trong bài viết “Bí Quyết Dùng Máy Giặt Cửa Trước Hiệu Quả & Tiết Kiệm“, Thế Giới Máy Giặt sẽ chia sẻ đến bạn những mẹo sử dụng máy giặt cửa trước đúng chuẩn, vừa giúp tiết kiệm chi phí vận hành, vừa bảo vệ máy bền lâu theo thời gian.
1. Kiểm tra và phân loại quần áo trước khi giặt – Bước quan trọng không thể bỏ qua
Trước khi cho quần áo vào máy giặt, hãy dành chút thời gian để phân loại theo màu sắc và chất liệu. Việc này không chỉ giúp bảo vệ vải vóc khỏi lem màu hay hư hại, mà còn giúp quá trình giặt sạch hiệu quả hơn. Đồng thời, đừng quên kiểm tra kỹ các túi áo, túi quần để loại bỏ những vật dụng như chìa khóa, bật lửa, hay thiết bị điện tử – đây là nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây trục trặc hoặc hỏng hóc cho máy giặt. Một thao tác nhỏ nhưng lại giúp tăng tuổi thọ thiết bị và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

2. Tránh giặt quá tải hoặc quá ít quần áo
Máy giặt cửa trước hoạt động theo cơ chế đảo lật quần áo với lượng nước ít hơn máy giặt cửa trên. Vì vậy, bạn chỉ nên cho vào khoảng 2/3 khối lượng quần áo theo thông số khuyến nghị. Việc giặt quá nhiều sẽ khiến quần áo không sạch đều, dễ gây quá tải và làm giảm tuổi thọ của máy. Ngược lại, nếu giặt quá ít lại gây lãng phí điện, nước và bột giặt. Tốt nhất, hãy duy trì mức giặt khoảng 60 – 80% công suất máy để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm tối ưu.

3. Chọn đúng loại bột giặt cho máy giặt cửa trước
+ Ưu tiên dùng nước giặt chuyên dụng: Máy giặt cửa trước cần loại bột hoặc nước giặt chuyên dụng để hạn chế tạo bọt quá nhiều, tránh tràn bọt gây hư hỏng linh kiện và ẩm mốc lồng giặt.
+ Không dùng bột giặt tay: Bột giặt tay tạo nhiều bọt, dễ gây hư mô tơ và ảnh hưởng đến hiệu quả giặt sạch.
+ Dùng lượng vừa đủ: Tuân thủ đúng liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì giúp quần áo sạch hơn, tiết kiệm và bảo vệ máy giặt hoạt động bền lâu.

4. Chọn chế độ giặt phù hợp với từng loại quần áo
+ Phân loại quần áo trước khi giặt: Tách riêng đồ sáng – tối màu, chất liệu mỏng và dễ hư tổn nên cho vào túi giặt để tránh bị rách hoặc biến dạng.
+ Lựa chọn chế độ giặt đúng chất liệu: Mỗi loại vải cần chế độ giặt riêng: đồ dày dùng chế độ mạnh, đồ mỏng chọn chế độ nhẹ, sơ mi có chế độ riêng tránh nhàu nát.
+ Tận dụng các chế độ giặt thông minh: Nhiều máy giặt hiện đại có chế độ giặt chuyên biệt như “đồ trẻ em”, “đồ len”, “giặt nhanh”, giúp làm sạch hiệu quả mà vẫn bảo vệ sợi vải.

5. Sử dụng nhiệt độ nước phù hợp để giặt hiệu quả hơn
+ Máy giặt cửa trước hiện đại thường tích hợp tính năng giặt nước nóng với nhiều mức nhiệt độ như 30°C, 40°C, 60°C, giúp làm sạch sâu và diệt khuẩn hiệu quả.
+ Giặt bằng nước nóng là giải pháp lý tưởng cho gia đình có trẻ nhỏ hoặc quần áo bám bẩn cứng đầu.
+ Kết hợp với chức năng vệ sinh lồng giặt, nước nóng còn giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc tích tụ, đảm bảo quần áo sạch và bảo vệ sức khỏe cả nhà.

6. Lựa chọn tốc độ quay phù hợp để bảo vệ quần áo
+ Máy giặt cửa trước có tốc độ quay cao, lên đến 2000 vòng/phút, giúp quần áo gần như khô ngay sau khi giặt.
+ Hãy chọn tốc độ vắt phù hợp theo chất liệu và số lượng quần áo để tăng hiệu quả giặt và bảo vệ sợi vải.
+ Gợi ý:
– 1000 – 1400 vòng/phút: thích hợp cho quần áo mỏng, váy đầm.
– 1500 vòng/phút trở lên: phù hợp với đồ dày như chăn mền, quần jean.
Việc điều chỉnh đúng tốc độ quay không chỉ giúp giặt sạch mà còn tiết kiệm thời gian phơi khô.

7. Vệ sinh lồng giặt định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ máy
Để đảm bảo máy giặt hoạt động ổn định và bền lâu, người dùng nên vệ sinh máy định kỳ. Bạn có thể lau chùi bên ngoài máy mỗi tuần bằng khăn mềm và dung dịch chuyên dụng.
Riêng với lồng giặt, nên làm sạch từ 2 – 3 lần/tháng tùy theo tần suất sử dụng. Việc vệ sinh thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển và duy trì hiệu quả giặt sạch tối ưu.

8. Vệ sinh định kỳ khay chứa bột giặt và nước giặt
Khay đựng bột giặt, nước giặt là nơi dễ tích tụ cặn bẩn và vi khuẩn nếu không được làm sạch thường xuyên. Việc bỏ quên vệ sinh khu vực này có thể khiến vi khuẩn lây lan sang quần áo, gây hại cho sức khỏe.
Để duy trì hiệu quả giặt sạch, bạn nên vệ sinh khay đựng tối thiểu 3 – 4 tháng/lần theo khuyến nghị của các chuyên gia và nhà sản xuất.

9. Vệ sinh các bộ phận phụ để máy hoạt động hiệu quả
Ngoài lồng giặt, các bộ phận như van cấp nước và van xả cũng dễ tích tụ rong rêu, cát bụi sau thời gian dài sử dụng. Nếu không vệ sinh định kỳ, máy giặt có thể gặp sự cố lấy nước sai mực, hoạt động kém hiệu quả và gây tốn điện nước đáng kể.
Việc vệ sinh các bộ phận này thường xuyên không chỉ giúp máy vận hành ổn định, tiết kiệm điện mà còn hạn chế vi khuẩn, nấm mốc phát sinh, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

10. Lựa chọn nơi đặt máy giặt
Bạn cần chọn không gian đặt máy giặt phù hợp với kích thước thiết bị nhà bạn đang sử dụng, không nên đặt ở nơi quá chật hẹp vì gây bất tiện khi thao tác như lấy hay cho đồ vào lồng giặt. Bạn cũng không nên đặt ở nơi quá rộng rãi vì gây lãng phí diện tích sử dụng.
Bạn hãy đặt máy giặt cách các đồ vật khác khoảng 5 – 10cm để máy vận hành tốt hơn. Không gian đặt máy phải khô thoáng và bằng phẳng giúp tránh tình trạng chập cháy gây nguy hiểm người dùng và máy giặt hoạt động ổn định, nâng cao tuổi thọ động cơ.
Cần tránh đặt, để máy giặt ở nơi ẩm thấp, không để nước rơi vào bàn phím máy giặt, nếu lỡ rơi phải lau khô ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cần kê lại máy giặt để tránh máy bị lệch có thể gây ra các lỗi: nguồn nước cấp vào không chảy vào khay đựng nước xả, gây tiếng động khi giặt.
