Việc sử dụng máy giặt để giặt quần áo đã vô cùng quen thuộc đối với mỗi gia đình. Nhưng việc giặt quần áo đâu phải chỉ là cho hết chỗ quần áo cần giặt vào máy và cho máy hoạt động đâu. Bài viết dưới đây Thế Giới Máy Giặt sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo giúp giặt quần áo nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả giặt sạch và tiết kiệm điện nước hiệu quả nhé.
Cách giặt tẩy cổ áo và ống tay
Với thời tiết của mùa hè phần cổ áo và ống tay áo rất dễ bị dính bẩn do thời tiết nóng nức chúng ta tiết ra mồ hôi rất nhiều. trước khi giặt bạn nên đem quần áo ngâm cho ướt đều phần cổ tay áo và cổ áo, sau đó bạn sử dụng kem đánh răng và bàn chải để chà nhẹ phần cổ áo và cổ tay áo trong vòng vài phút, hoặc bạn có thế thay thế kem đánh răng bằng muối và dùng tay vò nhẹ. Sau khi được giặt sơ thì bạn có thể cho vào máy giặt bình thường. Làm như vậy phần cổ áo vào cổ tay áo của bạn sẽ sạch hơn rất nhiều.
Nước giấm có thể khử mùi lạ ở quần áo
Vào mùa hè quần áo sẽ có mùi hôi do thấm rất nhiều mồ hôi do thời tiết vô cùng nóng nực. Bạn có thể khắc phục mùi mồ hôi ám trên quần áo bằng cách, sau khi quần áo giặt xong bạn có thể giặt sơ lại quần áo bằng nước sạch có pha một chút dấm như vẫn quần áo sẽ được loại bỏ mùi mồ hôi triệt để. Cách này còn có thể ứng dụng cho khẩu trang, bao tay hay tất chân của bạn.
Cách chống quần áo bị phai màu
Đối với các loại quần áo được làm từ sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc tím, bạn hãy giặt quần áo với một chút giấm ăn thì màu của quần áo sẽ luôn giữ được màu sắc tươi sáng như ban đầu. Nếu quần áo mới mua về bạn có thể ngâm chúng trong nước muối khoảng 10 phút để quần áo có thể giữ được màu sắc nhé.
Cách làm áo len bị chảy co bé lại
Áo làm từ vải len lâu ngày sử dụng sẽ bị chảy và trở nên rộng hơn, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của áo, và đôi khi chúng ta phải bỏ chúng mặc dù rất yêu thích. Điều này có thể khắc phục được phần nào nếu như khi giặt bạn cho áo vào nước nóng ở nhiệt độ 70 đến 80 độ C. Tuy nhiên, không nên dùng nước quá nóng vì nó sẽ làm quần áo co lại quá nhiều. Nếu ống tay áo hay phần cổ áo bị mất đi tính co giãn, ta có thể nhúng những chỗ đó vào nước nóng khoảng độ 40 đến 50 độ C. Từ sau khoảng 1 đến 2 tiếng có thể lấy áo ra và phơi khô, như vậy tính co giãn của quần áo sẽ được từ từ phục hồi lại. Nên thực hiện nhiều lần nếu muốn có kết quả tốt nhất.
Cách giặt các loại áo len sợi
Trước khi bạn giặt áo làm từ sợi len thì bạn nên đập sạch bụi có trên áo rồi ngâm chúng trong nước lạnh từ 10-20 phút. Sau đó bạn mới nên giặt bằng nước xà phòng đã được hòa tan nhé. Ngoài ra, để giữ màu cho các sợi len, bạn có thể nhỏ vào nước giặt quần áo len một ít giấm ăn.
Lưu ý: Sau khi giặt sạch, bạn hãy vắt hết nước ra, cho quần áo vào trong túi lưới, treo lên nơi thoáng gió và phơi khô tránh để quần áo xoắn lại hoặc phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời quá gay gắt.
Cách giặt áo da
Khi bạn giặt áo khoác da, trước tiên, bạn hãy dùng nước ấm để tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó sử dụng bàn chải tẩm nước xà phòng và chải nhẹ, tiếp theo hãy dùng nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào nơi mát, tránh phơi những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Sau khi áo đã khô, bạn hãy sử dụng một ít si dùng cho đồ da để đánh lên áo, để giúp cho màu sắc của quần áo tươi sáng hơn.
Lưu ý: Tuyệt đối không nên phơi áo da dưới trời nắng nóng hoặc sử dụng lửa hay máy sấy để hong khô áo.
Bí quyết giặt áo dài
Áo dài thường được may bằng chất liệu tơ lụa do đó bạn nên giặt chúng ngay sau khi mặc xong. Nhưng nếu bộ áo dài của bạn có xuất hiện những điểm ố vàng thì bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm để tẩy nhé. Đối với loại quần áo này tuyệt đối bạn không được sử dụng chất tẩy rửa và bạn cần phải chú ý là áo dài cần phải phơi ở những nới thoáng gió để quần áo không bị khô cứng và xổ lông.